Thiết kế cầu thang là một trong những hạng mục quan trọng trong hoàn thiện nhà ở. Làm thế nào để có cầu thang an toàn, độ kiên cố cao và đảm bảo thẩm mỹ? Những nguyên tắc thiết kế cầu thang dưới đây sẽ giúp bạn có được cầu thang như ý cho ngôi nhà của mình.
Kích thước cầu thang rất quan trọng. Nó bao gồm các thông số chiều dài cầu thang, chiều cao tay vịn, kích thước từng bậc, số lượng bậc và khoảng cách kích thước của thang … Những thông số này phụ thuộc vào chiều cao thông thủy của ngôi nhà.
Với những ngôi nhà thông thường, dùng để ở thì chiều cao cầu thang thường là 3,6 m và bao gồm 24 bậc. Kích thước này đáp ứng các yêu cầu về tính an toàn và tiện lợi khi sử dụng.
Khi thiết kế cầu thang không thể bỏ qua nguyên tắc tính toán độ rộng vế thang. Đây chính là độ rộng phù hợp cho một người khi đi lên hoặc đi xuống. Theo đó, khoảng cách vế thang vừa cho một người di chuyển là 60cm. Tuy nhiên trên thực tế, cầu thang của các hộ gia đình có chiều rộng là 90cm.
Thông số này giúp cho người dùng đi lại thoải mái và an toàn. Thang có khoảng cách vế hẹp vừa khó khăn khi di chuyển lại rất bất tiện khi cần bưng bê theo đồ đạc nào đó.
Mỗi cầu thang sẽ bao gồm nhiều bậc khác nhau. Nhờ có những bậc này mà việc di chuyển lên các tầng cao thuận tiện và dễ dàng. kích thước mặt bậc chính là tiết diện chân khi tiếp xúc với thang.
Theo các chuyên gia thiết kế, kích thước mặt bậc nên rộng tối thiểu là 25cm và tối đa là 30cm. Đối với nhà dân thì kích thước này là nguyên tắc cần tuân thủ. Trường hợp bề rộng mặt bậc vượt quá 30cm sẽ khiến cho thang dài hơn và dốc hơn.
Khoảng cách từ bậc thang trên đến bậc thang dưới gọi là chiều cao của bậc thang. Kích thước này ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ và tính tiện ích khi sử dụng.
Thiết kế độ cao bậc thang hợp lý sẽ giúp việc di chuyển trên thang an toàn và thuận tiện hơn. Để đảm bảo cho người sử dụng lên, xuống một cách thoải mái thì độ cao bậc thang nên trong khoảng 15 đến 18cm. Nếu thiết kế bậc thang cao quá 18cm sẽ khiến cho việc lên xuống khó khăn, dễ bị mất sức, nguy hiểm hơn là nó có thể khiến ta trượt ngã.
Một yếu tố khác cũng rất quan trọng khi thiết kế cầu thang, đó là chú ý đến thông số chiều cao tay vịn. Một số thang không có tay vịn, điều này sẽ khiến cho việc đi lại không an toàn, nhất là với trẻ em và người già. Theo đó, độ cao của tay vịn thích hợp nhất là 1m – 1,1m. Trong một số trường hợp, kích thước này ở mức 85 đến 90 cm cũng chấp nhận được.
Mỗi bậc thang sẽ có phần chìa ra giúp tăng thấm mỹ và thoát nước đọng trên mặt thang. Phần chìa ra này gọi là gờ bậc thang. Tuy nhiên, để đảm bảo thẩm mỹ và tính hài hòa thì phần gờ này không nên nhô ra quá nhiều. Phù hợp nhất là 2cm. Nếu nhô quá 2cm có thể khiến vấp ngã khi di chuyển.
Chiếu nghỉ chính là phần tiếp giáp của 2 thang, giúp tạo độ dừng chân thích hợp, tránh việc mệt mỏi khi di chuyển. Vì nó được coi như trạm dừng chân, nên người ta gọi nó là chiếu nghỉ. Cứ cách 11 bậc thang thì sẽ bố trí chiếu nghỉ, chiều rộng chiếu nghỉ tối thiểu là 90cm,.
Nếu như bạn đang băn khoăn chưa biết thiết kế cầu thang như thế nào để hợp lý thì 7 nguyên tắc liên quan đến các thông số trên đây sẽ rất hữu ích. Chúc bạn sở hữu cầu thang an toàn và thẩm mỹ cho ngôi nhà!