Không quá bề thế, kỳ vĩ, giống như một viên ngọc ẩn mình giữa thiên nhiên, nhà thờ Củ Chi do các kiến trúc sư Khải Nguyên Phát thiết kế gây ấn tượng khó quên cho du khách chiêm ngưỡng. Với màu sắc truyền thống, 2 tầng, 8 mái cong, nhà thờ Củ Chi xứng đáng là công trình tâm linh với kiến trúc độc đáo.
Vẻ đẹp truyền thống ẩn mình trong những đường nét tinh xảo
Công trình nhà thờ Củ Chi có diện tích 437,6 m2, được thiết kế dạng 4 gian 8 mái và phong cách kiến trúc cổ truyền thống của người Việt. Các mái đao đều đặt biểu tượng các con kìm nóc được trạm trổ tinh tế, mái nhà được lợp mái ngói đỏ nung họa tiết vảy rồng. Hệ thống cửa được làm bằng gỗ dạng bức bàn, có chấn song hình con tiện và lối lên bậc thang lát đá.
Nhà thờ được thiết kế theo mô hình 8 mái cong đậm chất truyền thống
Trong thiết kế các công trình tâm linh, đặc biệt là nhà thờ họ thì nguyên tắc đăng đối qua trục thần đạo nghĩa là trục tưởng tượng qua chính giữa nhà thờ là nguyên tắc vô cùng quan trọng. Cũng chính bởi vậy các kiến trúc sư của Khải Nguyên Phát đã tính toán bố cục từ hình khối kiến trúc, bài trí nội thất cảnh quan sân vườn, trước và sau vô cùng chi tiết. Trong đó đặc biệt là hướng và thế của nhà thờ. Hướng của nhà thờ Củ Chi là hướng Nam bởi theo quan niệm đạo Phật thì hướng đất này là “hè mát, đông ấm” gắn liền với hạnh phúc và điều thiện, còn theo quan niệm của Nho giáo thì đây là hướng Thánh Nhân.
Nhà thờ mang đậm nét văn hóa của truyền thống tâm linh Việt
Có thể nói rằng mái ngói đỏ từ bao đời nay đã trở thành biểu tượng thiêng liêng cho vẻ đẹp của làng quê Việt Nam. Cũng chính bởi vậy trải qua bao cuộc biến thiên, những mái đình, chùa, nhà thờ vẫn luôn ưu tiên sử dụng mái ngói đỏ truyền thống. Màu ngói đỏ biểu tượng cho màu của đất, màu của quê hương ngàn đời. Bởi vậy ấn tượng đầu tiên của nhà thờ Củ Chi chính là màu ngói đỏ tươi trên mái cong nghệ thuật.
Lối lên nhà thờ được thiết kế vô cùng tinh xảo
Khi phác họa phương án thiết kế nhà thờ Củ Chi, các kiến trúc sư đã đưa ra ý tưởng thiết kế hệ thống mái ngói cong theo phong cách đình chùa . Hệ thống 8 mái, 2 tầng nổi bật với sự bề thế, đồ sộ và khang trang tựa như những ngôi chùa thu nhỏ. Đặc biệt mái nhà được sử dụng loại ngói mũi hài Quảng Ninh hoặc ngói Lưu Ly với họa tiết vảy rồng vô cùng ấn tượng. Kiểu kiến trúc này tạo được sự mềm mại vừa giữ được nét cổ kính cho công trình vừa tạo được vẻ đẹp tâm linh.
Kiểu kiến trúc này vừa tạo được sự mềm mại vừa giữ được nét cổ xưa cho công trình. Một điều đáng chú ý khi thiết kế, xây dựng nhà thờ 8 mái là trọng lượng phần mái lớn. Do đó các kiến trúc sư Khải Nguyên Phát đã tính toán để tạo hệ thống cột, trụ được sơn màu vàng đồng tạo tư thế vững chắc.
Như một đóa sen tỏa hương giữa đất trời
Sẽ không quá khi khẳng định rằng, công trình kiến trúc nhà thờ Củ Chi giống như một đóa sen thơm tỏa ngát giữa đất trời, Với hệ thống trụ cột chắc chắn và tường bao xung quanh, bậc lên nhà thờ được lát đá tạo nên một tổng thể hài hòa. Đến với nơi đây, chắc chắn chúng ta sẽ tìm được sự thanh tịnh, yên bình trong tâm hồn giữa thiên nhiên đất trời.
Nhà thờ đẹp tựa như đóa sen thơm
Cổng chính của công trình có 2 dạng cánh mở và lợp mái ngói đỏ. Phần diện tích dành cho lối đi cũng khá rộng rãi. Bao quanh khuôn viên nhà thờ là tường bao kín, vừa an toàn vừa lịch sự. Từ lối đi thẳng vào sân nhà thờ. Sân được dành riêng một diện tích khá lớn, tạo nên cảnh quan thơ mộng. Ngoài sân là hệ thống cây xanh râm mát mang tới vẻ đẹp nên thơ.
Giống như chốn tiên cảnh để chúng ta tìm về với bình yên
Một số hình ảnh thực tế của công trình:
Đến với nhà thờ Hà Tĩnh, du khách như được đắm chìm trong không gian thanh tịnh, thuần khiết. Đến với nhà thờ Củ Chi, du khách không chỉ được đắm mình trong khung cảnh xanh mát mà còn cảm nhận được sự gần gũi và nhẹ nhàng sâu lắng trong bầu không khí thành kính nơi thánh đường tôn nghiêm hòa hợp cùng thiên nhiên “sơn thủy hữu tình”. Với bàn tay nghệ thuật, óc sáng tạo độc đáo các kiến trúc sư của Khải Nguyên Phát đã tạo nên chốn cửa phật thần tiên ngỡ như chỉ có trên phim ảnh.