Nhà vệ sinh công cộng là hạng mục không thể thiếu đối với bất kỳ quốc gia nào. Nhất là những nơi chú trọng về phát triển du lịch. Vậy tiêu chuẩn về kích thước nhà vệ sinh công công cộng như thế nào để đáp ứng nhu cầu sử dụng. Tham khảo nội dung bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về hạng mục xây dựng này.
Tại sao xây nhà vệ sinh công cộng phải đúng kích thước tiêu chuẩn?
Bất kỳ một hạng mục xây dựng nào cũng có những tiêu chuẩn nhất định. Không chỉ bắt gặp ở công trình nhà ở mà còn đối với những công trình công cộng. Nhà vệ sinh công cộng là hạng mục quan trọng trong cơ sở vật chất. Việc xây dựng đúng kích thước đem lại những ưu điểm sau:
Thứ nhất là sự tiện lợi khi dùng. Mục đích của nhà vệ sinh công cộng là đáp ứng nhu cầu của nhiều người. Sự tính toán kích thước nhà vệ sinh công công cộng theo tiêu chuẩn mới đảm bảo về nhu cầu. Hơn nữa, giúp việc thi công diễn ra thuận lợi và nhanh chóng nhất.
Thứ hai là mang lại sự thẩm mỹ cho công trình đô thị. Vị trí đặt của nhà vệ sinh công cộng thường ở những nơi người qua lại đông đúc. Ví dụ như bến xe bus, vỉa hè,… Xây dựng đúng tiêu chuẩn giúp nâng cao vẻ đẹp cho gương mặt đô thị phồn hoa.
Thứ ba việc xây dựng đúng tiêu chuẩn còn góp phần vệ sinh môi trường sống. Việc xử lý mùi hôi, rác từ nhà vệ sinh công cộng được đảm bảo. Hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường xung quanh.
Tiêu chuẩn chung về kích thước nhà vệ sinh công cộng
Khi thiết kế nhà vệ sinh công cộng cần đảm bảo những tiêu chuẩn sau đây:
Đảm bảo hợp vệ sinh, sạch sẽ
Tránh xây dựng nhà vệ sinh ở những nơi ngập, úng. Vì điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của toàn bộ công trình, liên quan đến xử lý rác thải. Khi xây dựng phải cách nguồn nước từ 10m trở lên.
Miệng hố phân cao hơn mặt đất xung quanh ít nhất 20cm. Như vậy, mới đảm bảo quá trình xử lý chất thải, không ảnh hưởng đến môi trường. Hệ thống đường thoát nước mưa khoa học để nước không tràn vào hố phân.
Mặt sàn nhẵn nhụi để dễ dàng cọ rửa, vệ sinh sạch sẽ. Sàn cũng không được để đọng nước, giảm thiểu vi khuẩn tác động xấu đến sức khỏe. Các nắp đậy hố tiêu phải kín, không gây bốc mùi ra môi trường xung quanh.
Đáp ứng sự tiện nghi, hiện đại khi sử dụng
Vị trí nhà vệ sinh công cộng phải đặt ở những nơi thuận lợi cho mọi người khi sử dụng. Đồng thời, phải đảm bảo an ninh, an toàn khi sử dụng. Có biển báo rõ ràng, số lượng phù hợp với số lượng khách. Không cần quá nhiều nhưng phải đầy đủ các thiết bị vệ sinh cần thiết.
Các thiết bị phải được lắp đặt khoa học, sắp xếp gọn gàng và tiện lợi. Nhà vệ sinh thông thoáng, mát mẻ, sạch sẽ và đủ ánh sáng, không gây mùi khó chịu. Đối với những nhà vệ sinh trang bị riêng cho người khuyết tật. Chú ý cánh cửa rộng và không quá dốc, lối vào có tay vịn và đường cho xe lăn.
Trang thiết bị trong nhà vệ sinh gồm có: bồn cầu, giấy vệ sinh, thùng đựng rác có nắp. Có móc treo gắn trên cửa hoặc giá để đồ. Chốt cài cửa bên trong đảm bảo an toàn, riêng tư cho người sử dụng.
Trang thiết bị trong khu vực rửa tay gồm: chậu rửa tay có vòi nước, gương soi, xà phòng. Khăn lau tay hoặc máy sấy tự động, thùng đựng rác có nắp. Hệ thống đèn chiếu sáng từ lối ra vào và trong phòng. Khu vực vệ sinh nam có bồn tiểu treo. Hệ thống thông gió để lưu thông không khí, hạn chế mùi hôi.
Kích thước nhà vệ sinh công cộng
Các công trình nhà vệ sinh công cộng có chiều dài tổng thể là: 1896. Chiều rộng 1350, chiều cao 2400. Dung tích bể nước sạch là 800L có van ngắt nước tự động. Dung tích bể phốt 3 ngăn với bộ lọc tách nước là 1000L.
Các vật dụng nội thất bên trong bao gồm: Bàn cầu cao, Lavabo, gương, vòi nước và hệ thống xả đi kèm. Vòi xịt vệ sinh, móc treo khăn inox, lô cuốn giấy inox. Đèn led âm trần, quạt thông gió âm tường.
Nắm rõ kích thước nhà vệ sinh công cộng sẽ giúp thiết kế và thi công công trình thuận tiện. Đồng thời, đem lại sự hiệu quả trong quá trình sử dụng, tiết kiệm chi phí xây dựng. Tuy nhiên, bạn nên chọn những đơn vị xây dựng và thiết kế kiến trúc uy tín để đảm bảo chất lượng.