Trong thiết kế nội thất hiện đại, Veneer là một loại gỗ khá cao cấp và thường xuyên được sử dụng. Với nhiều kiểu vân gỗ khác nhau, sản phẩm làm từ Veneer mang vẻ đẹp sang trọng và nếu được dán lên những loại cốt gỗ tốt tạo nên sản phẩm nội thất đẳng cấp. Vì thuộc hàng cao cấp như vậy nên không phải với sản phẩm nội thất nào người ta cũng dùng gỗ Veneer
Các sản phẩm đồ nội thất được làm từ gỗ Veneer thông thường sẽ có độ bền hơn rất nhiều so với những loại gỗ công nghiệp khác, thực tế gỗ Veneer cũng là loại gỗ tự nhiên được lạng mỏng và thông qua các công nghệ sản xuất của máy móc hiện đại để tạo nên thành phẩm.
Ưu điểm nổi bật của gỗ veneer chính là khả năng chống thấm nước cao, chống trầy xước và dễ forming (bo tròn) cạnh, chính vì vậy mà người tiêu dùng thường chọn đồ nội thất như bàn, tủ làm từ gỗ veneer này. Bởi vậy gỗ veneer được ứng dụng trong sản xuất nội thất cao cấp tạo nên những sản phẩm với vẻ đẹp vượt trội và chất lượng bền bỉ với thời gian.
Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu một số sản phẩm nội thất làm từ gỗ veneer khác phổ biến hiện nay.
1. Cửa gỗ Veneer
Cửa gỗ Veneer là một trong những loại cửa gỗ được sử dụng khá phổ biến hiện nay vì giá thành hợp lý, kiểu dáng đa dạng, màu sắc phong phú. Thêm nữa vì đây là loại cửa làm từ cốt gỗ công nghiệp đã qua xử lý nên không bị mối mọt như cửa gỗ tự nhiên.
Cửa gỗ Veneer được cấu tạo từ 3 thành phần chính:
– Bề mặt được làm từ gỗ Veneer tự nhiên lạng mỏng rất chân thực có độ dày từ 3 mm đến 5 mm. Bề mặt ngoài cùng là lớp gỗ được xử lý rất nhẵn và đẹp, có vân gỗ rõ nét, công nghệ dán phủ đảm bảo sản phẩm không bong tróc, chống trầy xước, độ chịu lực cao.
– Khuôn cửa gỗ công nghiệp Veneer có bề dày từ 2 đến 4cm, được lắp đặt khi bề mặt tường hoàn thiện. Ngoài ra người ta còn làm khuôn gỗ tự nhiên đặc và chèn vào tường trong quá trình hoàn thiện trát tường.
– Thành phần cuối cùng là phần bên trong cánh cửa hay còn gọi là cốt. Cốt gõ được làm từ gỗ công nghiệp có kích thước 20mm x 20mm đan thành khung cánh, bên ngoài là lớp gỗ dán dày 5mm để tạo độ phẳng và trên cùng lớp Veneer.
Các thành phần của cửa gỗ công nghiệp Veneer sau khi kết hợp với nhau tạo nên một cánh cửa tạo nên một cánh cửa bền đẹp và có độ sắc nép.
Ngoài các sản phẩm trên, gỗ Veneer còn được sử dụng chủ yếu để đóng các sản phẩm nội thất gỗ khác ở nững nơi ít tiếp xúc với nước như ván sàn, tủ quần áo, tủ âm tường, vách trang trí…
2. Tủ bếp gỗ Veneer
Gỗ Veneer trong thiết kế tủ bếp được sử dụng cốt gỗ công nghiệp MFC (MFC thông thường với tủ bếp trên và MFC lõi xanh chống ẩm với tủ bếp dưới thường xuyên tiếp xúc với ẩm ướt). Loại cốt gỗ này có khả năng hạn chế ẩm mốc, mối mọt và cong vênh, phù hợp với khí hậu nhiệt đới hơn gỗ tự nhiên, giá rẻ. Thêm vào đó, ưu điểm nổi bật của bề mặt này là sự đa dạng về màu sắc và các vân gỗ, họa tiết bề mặt có thể được làm nhìn giống hệt như gỗ hay chất liệu khác.
3. Bàn, tủ, hộc dành cho lãnh đạo
Veneer thường được dùng trong sản xuất bàn làm việc giám đốc hoặc trưởng phòng. Đây là những sản phẩm nội thất văn phòng cao cấp nên giá cả thường vào loại cao nhất, và hiện nay chỉ có nội thất cao cấp Hòa Phát cung cấp các sản phẩm nội thất văn phòng từ gỗ Veneer đại trà.
Gỗ công nghiệp phủ Veneer mang đến cho không gian phòng lãnh đạo một vẻ đẹp sang trọng và đẳng cấp của gỗ tự nhiên trong khi chi phí lại rẻ hơn nhiều, đồng thời góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên rừng bởi cấu tạo gỗ Veneer chỉ có bề mặt là gỗ tự nhiên, còn phần cốt gỗ là gỗ công nghiệp. Sự đa dạng về màu sắc, trang trí vân gỗ cũng là lý do gỗ Veneer được ưa chuộng trong thiết kế nội thất dành cho lãnh đạo.
Một lý do quan trọng nữa khiến Veneer được ưa thích là trong số 3 loại bề mặt gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong thiết kế nội thất là Laminate, Melamine và Veneer thì gỗ Veneer là loại gỗ dễ tạo hình nhất, dễ dàng tạo những hình dáng uốn lượn đẹp mắt. Chỉ với những chiếc máy phay bào, cắt gọt thông thường các tay thợ xây dựng có thể thỏa sức sáng tạo với những kiểu cắt, uốn, tạo độ cong, làm đường xoi, đường rãnh, làm nẹp và nhiều chi tiết phức tạp khác một cách thoải mái cho không gian phòng làm việc lãnh đạo.
4. Vách ngăn gỗ Veneer
Vách ngăn văn phòng, vách ngăn di động hay vách ngăn hội trường đều có thể sử dụng gỗ Veneer. Có nhiều thương hiệu nội thất đẩy mạnh mặt hàng này bởi xu hướng những năm gần đây người ta sử dụng vách ngăn thay cho tường gạch rất nhiều. Vách ngăn gỗ Veneer có cấu tạo bằng khung nhôm và tấm vách ngăn là gỗ Veneer nên đảm bảo được độ bền chắc cho sản phẩm. Tùy theo quy định và cấu tạo của từng loại vách ngăn mà kích thước của gỗ Veneer khác nhau trong những trường hợp khác nhau.
Khải Nguyên Phát là một trong những đơn vị ứng dụng gỗ veneer trong chế tác đồ nội thất gỗ tân cổ điển hạng sang với công nghệ sản xuất tân tiến tạo nên các thành phẩm đẹp mắt và độ bền cao.